Dược sĩ tư vấn

KEO ONG XANH- NGUỒN DƯỢC LIỆU TUYỆT VỜI TỪ THIÊN NHIÊN

KEO ONG XANH LÀ GÌ, CÓ GÌ NỔI BẬC SO VỚI KEO ONG THƯỜNG

Keo ong trên Trái đất này được phân loại thành keo ong Flavonoid và loại phi Flavonoid. Một loại keo ong tốt phải có hàm lượng Flavonoid cao có hiệu quả kháng khuẩn, chống oxy hóa cao, và chứa đều hơn 300 thành phần hoạt tính sinh lý. Các sản phẩm keo ong chứa hàm lượng Flavonoid cao sẽ đem lại hiệu quả tối ưu giúp chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, và tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thành phần Artepillin-C trong keo ong xanh có hàm lượng cao hơn các loại keo ong khác. Một thành phần nữa mà chỉ có trong keo ong xanh đó là axit p-coumaric, đây là thứ làm cho nó rất có giá trị cho hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Chính vì vậy đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm loét thường được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét miệng, nhiệt miêng, hôi miệng, viêm loét dạ dày, viêm gan và các bệnh liên quan đến dạ dày, gan của keo ong xanh sẽ tốt hơn keo ong thường.

Vai trò của Keo ong xanh với sức khỏe con người:

Từ xa xưa, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết rằng keo ong có thể chữa lành vết thương, hồi phục ổ áp xe da và qua nhiều thế kỷ, việc sử dụng nó trong y học nhận được sự chú ý quan trọng.

Ngày nay, với công nghệ chiết xuất tiên tiến, keo ong xanh được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển, xác nhận là một thành phần quan trọng và là phương thuốc quý để làm thuốc và thực phẩm chức năng. Keo ong xanh có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, có thể kể đến như:

  • Tác dụng kháng khuẩn: y học hiện đại cho rằng keo ong xanh là “kháng sinh tự nhiên hoàn hảo nhất”, nhiều bằng chứng khoa học được thực hiện cho thấy keo ong xanh có tác dụng diệt khuẩn và kìm khuẩn, có khả năng tiêu diệt cả virus, vi nấm và các loại sinh vật đơn bào khác. Chính vì vậy, có thể xem keo ong xanh như là một chất kháng sinh tự nhiên có tiềm năng thay thế các kháng sinh tổng hợp hiện nay, khi nguồn kháng sinh tổng hợp ngày càng bị đề kháng nhiều.

Keo ong xanh được ví như một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời

  • Tác dụng chống oxy hóa: keo ong xanh có hoạt tính chống oxy hóa, nhờ thành phần polyphenol cao, chủ yếu là galangin. Bên cạnh đó keo ong xanh còn giúp kéo dài đời sống của tế bào lành, làm giảm các chứng và bệnh liên quan đến gốc tự do, vì vậy có tác dụng chống lão hóa và các bệnh do lão hóa gây ra.
  • Chống ung thư: nghiên cứu cho thấy keo ong xanh có tác dụng gây độc chọn lọc lên các tế bào ung thư, ức chế quá trình tăng trưởng của khối u ác tính, chính vì vậy nó rất có tiềm năng trong điều trị ung thư vú, ung thư phổi.
  • Tác dụng chống viêm: keo ong xanh với nhiều thành phần hỗn hợp (quercetin, artepillin, acid cinnamic, acid caffeic…) có tác dụng kích thích sản xuất cytokin chống viêm, kích thích tạo tế bào mới. Vì vậy, sản phẩm này có khả năng phòng chống viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm hô hấp trên…

Keo ong xanh còn có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng viêm, hỗ trợ đắc lực trong điều trị các trường hợp viêm hô hấp

Bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa: keo ong xanh đã được nghiên cứu chỉ ra có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm bài tiết quá mức acid dịch vị, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như S. Aureus, S.epidermidis, Enterococcus spp., Bacillus cereus…, ức chế sự hoạt động của Vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày. Đặc biệt, keo ong có chứa nhiều enzyme nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

  • Bảo vệ răng miệng: trong khoang miệng có nhiều vi khuẩn có thể gây các bệnh răng miệng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng keo ong xanh có thể hạn chế sự phát triển mảng bám vi khuẩn và viêm nha chu. Ngoài ra nước súc miệng có chứa keo ong xanh cũng có tác dụng chữa lành vết thương phẫu thuật, chữa hôi miệng, chống viêm nướu…
  • Tác dụng chăm sóc và bảo vệ da: keo ong xanh có tác dụng tái tạo và cải tạo mô, vì vậy ứng dụng trong da liễu và mỹ phẩm, keo ong xanh được bào chế thành các sản phẩm uống hoặc bôi có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa, loại bỏ mụn trứng cá, các vết đốm, tàn nhang… giúp cho chị em phữ luôn có một làn da trắng mịn.
  • Tác dụng khác: ngoài các tác dụng được kể trên, trong y văn còn ghi nhận một số tác dụng khác của keo ong xanh như: tăng cường chức năng thành mạch, chống đái tháo đường, cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ và tăng cường chức năng gan, bảo vệ hệ thần kinh, cải thiện huyết áp…

Xuyên tâm liên – vị thuốc dân gian quen thuộc của người việt

VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÓ LÂY KHÔNG?

Tỷ lệ người mắc viêm phế quản ngày càng gia tăng do những tác động từ môi trường, đời sống sinh hoạt. Ngoài các triệu chứng như ho, khạc đờm, viêm phế quản còn có biểu hiện nào? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị cụ thể ra sao? Chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn trong nội dung bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Để thuận tiện trong cách điều trị, viêm phế quản được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Cụ thể:

  • Viêm phế quản cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do vi rút.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn phát triển xấu đi của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài (từ vài tháng đến vài năm). Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn cấp tính nhiều lần.

Triệu chứng viêm phế quản và dấu hiệu điển hình

Bệnh nhân thường sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh lý sau đây:

  • Ho: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản nổi bật nhất là ho. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc hiệu do nó có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh về đường hô hấp. Dựa trên tiếng ho, bác sĩ có thể phán đoán được người bệnh đang viêm phần nào của đường hô hấp. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc sốt liên tục kéo dài. Một số trường hợp bệnh nhân không xảy ra triệu chứng này.
  • Tiết đờm: Đờm tiết ra ở đường hô hấp là sản phẩm của phản ứng viêm. Màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là màu xanh, vàng hoặc trắng.
  • Thở khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản… Không khí qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng thở khò khè của người bệnh viêm phế quản khác với người bệnh hen phế quản. Cụ thể, khi thử với thuốc khí dung thì bệnh sẽ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém hơn hen phế quản.

Một số triệu chứng viêm phế quản khác mà người bệnh cần lưu ý gồm:

  • Thở nhanh hơn bình thường, khó thở
  • Xuất hiện Rale ẩm
  • Đờm di chuyển trong lòng ống phế quản tạo thành tiếng khi không khi lưu thông
  • Thay đổi về tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

Nguyên nhân viêm phế quản

Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Viện YHCT Quân đội 108), hơn 90% các trường hợp viêm phế quản hiện nay là do sự tấn công của vi rút. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do nhiễm trùng vi khuẩn. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:

  • Tác động của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc… là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp, từ đó gây nên viêm phế quản.
  • Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để vi rút tấn công gây bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc phải bệnh lý khác như cảm lạnh… Thông thường, người mắc viêm phế quản do nguyên nhân này chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn những người khác. Nhóm đối tượng này thường là thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân của các nhà máy phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói trong quá trình sản xuất.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm phế quản nếu người bệnh không can thiệp kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.

Viêm phế quản có lây không?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản trở thành bệnh lý phổ biến là do lây lan. Theo các chuyên gia, loại virus hợp bào gây ra viêm phế quản rất dễ phát tán, lây lan qua không khí. Thậm chí, trong trường hợp không kiểm soát chặt chẽ, virus hợp bào có thể phát triển trở thành một bệnh dịch. Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính là:

  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể dẫn đến nhiễm bệnh. Virus hợp bào lây lan từ người này sang người khác thông qua con đường dịch tiết đường hô hấp.
  • Lây lan qua các vật dụng cá nhân: Nếu bạn dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ rất cao. Các vật dụng cá nhân này có thể là khăn mặt, bát, chén, bàn chải… Các nghiên cứu chỉ ra rằng, virus hợp bào có khả năng sống sót lên đến vài giờ trên các đồ dùng cá nhân kể trên. Do vậy, việc bạn chạm đồ vật cá nhân vào miệng, mũi, mắt đều có thể dẫn đến bị lây lan virus gây bệnh.

Do có khả năng lây lan, người bệnh cần phát hiện và can thiệp điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Đa số người bệnh lựa chọn kháng sinh đề điều trị. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, khả năng phục hồi vùng phế quản bị tổn thương không cao. Thêm vào đó, việc dùng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

 Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị”.

Theo: Sức khỏe đời sống và http://soytethainguyen.gov.vn/

————————————————————————————————-

CHỨNG MẤT KHỨU GIÁC, VỊ GIÁC Ở BỆNH NHÂN COVID-19

Mất khứu giác, vị giác… có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, thậm chí liên quan đến chứng trầm cảm.

Khứu giác là một giác quan thường bị đánh giá thấp và nhiều người không nhận ra nó thực sự quan trọng như thế nào cho đến khi nó không hoạt động bình thường.

Khứu giác liên quan đến cảm xúc và trí nhớ, nó cung cấp cho chúng ta hương vị và giúp cảnh báo chúng ta về những mùi nguy hiểm.

Tình trạng không thể ngửi được mùi còn có tên gọi là anosmia. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, mất khứu giác, vị giác trở thành vấn đề được quan tâm.

Con người mất khứu giác và vị giác như thế nào?

Theo CDC Hoa Kỳ, rối loạn chức năng khứu giác có thể ảnh hưởng đến 50% –75% người dân ở Hoa Kỳ. Hầu hết thời gian, vị giác cũng bị ảnh hưởng vì khứu giác và vị giác phối hợp với nhau để tạo ra hương vị. Nhiều người thường tự hỏi liệu tôi có thể mất vị giác hoặc khứu giác không? Các nhà khoa học cho biết rằng không có khả năng mất khứu giác mà không nhận thấy sự mất mát hoặc thay đổi vị giác.

Bạn nên làm gì nếu mất khứu giác và vị giác?

Rối loạn chức năng khứu giác là phổ biến và  là triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng COVID-19. Do đó, bạn nên tự cách ly và đi xét nghiệm COVID-19 khi có thể. Nó cũng phổ biến trong các bệnh đường hô hấp trên do virus khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, nhưng hiếm khi đây là triệu chứng duy nhất hoặc đầu tiên trong những trường hợp đó.

Tại sao COVID-19 ảnh hưởng đến mùi và vị?

Cơ chế mất mùi cơ bản trong COVID-19 vẫn đang được tiếp tục khám phá khi nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Tuy nhiên, một số giả thuyết và quan sát ban đầu có thể giải thích tại sao việc mất khứu giác và vị giác xảy ra nhiều ở bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng nghẹt mũi khác như với SARS, cảm lạnh và cúm.

Trong một tỷ lệ nhỏ những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và do đó, các cơ chế khác phải liên quan.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của rối loạn chức năng khứu giác vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể là do tổn thương các tế bào hỗ trợ và hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác, được gọi là tế bào trung tâm.

Những tế bào này có thể tái tạo từ tế bào gốc, điều này có thể giải thích tại sao khả năng ngửi mùi phục hồi nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp.

Nhiều người mắc COVID-19 tự hỏi liệu mất vị giác và khứu giác kéo dài bao lâu? Theo thống kê có khoảng 90% những người bị ảnh hưởng có thể mong đợi sự cải thiện trong vòng bốn tuần. Thật không may, một số sẽ bị mất vĩnh viễn.

COVID-19 không chỉ gây tổn hại đến phổi mà còn ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác

Bạn có thể trải nghiệm vị và mùi bất thường không?

Phantosmia là nhận thức về một mùi không tồn tại, giống như chứng đau chân tay giả. Bất kể nguyên nhân mất khứu giác là gì, bệnh nhân đều có thể bị mắc chứng bệnh phantosmia.

Thường thì mùi gây khó chịu, chẳng hạn như mùi khói hoặc mùi thịt thối. Ngoài ra, những mùi dễ chịu thông thường có thể được coi là mùi hôi. Việc mất vị giác và khứu giác có nghĩa là bạn đã bị nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng? Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không được dự đoán bằng việc mất khứu giác. Tuy nhiên, anosmia có thể là triệu chứng đầu tiên và duy nhất.

Bạn nên làm gì nếu tình trạng mất vị giác và khứu giác kéo dài?

Câu hỏi có cần điều trị khi bị mất vị giác và khứu giác kéo dài là băn khoăn của nhiều người bệnh sau khi nhiễm COVID-19 có các biểu hiện trên. Theo các nghiên cứu trong hầu hết các trường hợp, rối loạn chức năng khứu giác hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể mất hàng tháng.

Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh nào, nhưng việc luyện tập khứu giác được khuyến khích.

Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nhưng chúng không có khả năng giúp ích ngoài giai đoạn bệnh cấp tính. Rõ ràng, trong khi chưa có nghiên cứu mới, cách “điều trị” tốt nhất là phòng ngừa mắc COVID-19, chẳng hạn như đeo khẩu trang, thực hành giữ khoảng cách an toàn và chủng ngừa COVID-19.

https://suckhoedoisong.vn/chung-mat-khuu-giac-vi-giac-o-benh-nhan-covid-19-tu-khoi-hay-can-dieu-tri-16921102116140311.htm